Tuesday 10 November 2009

Để học có hiệu quả nhanh tiếng Anh

Để học có hiệu quả nhanh tiếng Anh, từ kinh nghiệm bản thân, tôi xin được đúc kết 5 điều cần thiết:
1. Chăm chỉ đặt lên hàng đầu. Vì việc học tiếng Anh đòi hỏi tự học rất nhiều, đặc biệt là từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc.

2. Phải đam mê và quyết tâm.

3.Cần có môi trường để sử dụng nó liên tục và thường xuyên như “bạn dùng tiền của bạn mỗi ngày”.

4.Thường xuyên đi đến các CLB, gặp gỡ những người học tiếng Anh, mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài. Đừng ngại và đừng sợ sai. “Practice make perfect”.

5.Kết hợp các phương tiện phục vụ cho việc học Anh văn: xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Anh, lên internet đọc những mẫu tin nhỏ như thanhniennews.com.vn hay bbc.co.uk/learningenghlish

6. Đặc biệt là phải kiên trì ,từ từ rồi sẽ có tiến bộ: bạn chỉ cần nhớ 5 từ mỗi ngày, hoặc 5 từ vựng trước khi đi ngủ.

7. Rất nhiều cách học từ vựng hữu ích ( tại: Learn English) ví dụ: bỏ túi những từ vựng cần học, ....

Saturday 10 October 2009

Những cụm từ hay - Useful phrases

Đây là những cụm từ hay và thường dùng:
These are good phrases for daily English

TO BE
To be badly off: Nghèo xơ xác
To be as bright as a button: Rất thông minh, nhanh trí khôn
To be at a loss for money: Hụt tiền, túng tiền
To be athirst for sth: Khát khao cái gì
To be a bad fit: Không vừa
To be abashed: Bối rối, hoảng hốt
To be called away: Bị gọi ra ngoài
To be dainty: Khó tính
To be eager in the pursuit of science: Tha thiết theo đuổi con đ­ờng khoa học
To be faced with a difficulty: Đ­ương đầu với khó khăn
To be game: Có nghị lực, gan dạ
To be hard pressed: Bị đuổi gấp
To be in (secret) communication with the enemy: T­ư thông với quân địch
To be incapacitated from voting: Không có t­ư cách bầu cử
To be jealous of one's rights: Quyết tâm bảo vệ quyền lợi của mình
To be kept in quarantine for six months: Bị cách ly trong vòng sáu tháng
To be lacking in personality: Thiếu cá tính, thiếu bản lĩnh
To be mad (at) missing the train: Bực bội vì trễ xe lửa
To be near of kin: Bà con gần
To be of a cheerful disposition: Có tính vui vẻ
To be off (with) one's bargain: Thất ­ước trong việc mua bán
To be on a bed of thorns: ở trong tình thế khó khăn
To be one's own enemy: Tự hại mình
To be paid a good screw: Đ­ợc trả l­ương hậu hỉ
To be qualified for a post: Có đủ t­ư cách để nhận một chức vụ
To be raised to the bench: Đ­ợc cất lên chức thẩm phán
To be sb's dependence: Là chỗ n­ơng tựa của ai
To be taken aback: Ngạc nhiên
To be unable to make head or tail of: Không thể hiểu
To be vain of: Tự đắc về
To be wary of sth: Coi chừng, đề phòng việc gì

TO DO
To do (say) the correct thing: Làm(nói)đúng lúc, làm(nói)điều phải
To do sth (all) by oneself: Làm việc gì một mình không có ai giúp đỡ

TO GO
To go aboard: Lên tàu
To go in (at) one ear and out (at) the other: Vào tai này ra tai khác, không nhớ gì cả

TO HAVE
To have a bad liver: Bị đau gan
To have barely enough time to catch the train: Có vừa đủ thời gian để đón kịp xe lửa

TO TAKE
To take a ballot: Quyết định bằng bỏ phiếu
To take care not to: Cố giữ đừng.
To take off one's clothes: Cởi quần áo ra

TO EAT
To eat (drink) one's fill: Ăn, uống đến no nê
To eat the bread of idleness: Vô công rỗi nghề

TO SEE
To see double: Nhìn vật gì thành hai
To see sth with the unaided eye: Nhìn vật gì bằng mắt trần(không cần kính hiển vi)

Những quy tăt vàng trong việc học tiếng Anh

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình. (ST)

HỌC TỐT TIẾNG ANH: NGỮ PHÁP & TỪ VỰNG

HỌC TỐT TIẾNG ANH: NGỮ PHÁP & TỪ VỰNG: GRAMMAR & VOCABULARY

Học tốt cả 4 kỹ năng tức không thể bỏ qua phần từ vựng và ngữ pháp. Ngữ pháp muốn giỏi thì học kỹ các quy tắc, làm nhiều bài tập và cuối cùng là sử dụng thật nhiều trong văn nói và viết.

Từ vựng cũng thế! Biện pháp sau tuy cũ nhưng rất hữu ích: các bạn nên chịu khó luôn mang theo bên mình quyển sổ tay nhỏ, khi thấy có vật gì hay điều gì muốn diễn đạt bằng tiếng Anh không được thì nên ghi chép lại để về tra cứu thêm.

Quyển sổ cũng để ghi chú những từ vựng hay, những chủ đề các bạn yêu thích hoặc đơn thuần chỉ là những từ tình cờ học được. Việc ghi ra có thể giúp một số bạn; một số bạn khác cần có hình ảnh, màu sắc mới nhớ thì có thể vẽ hoặc tạo một ký hiệu nào đấy để dễ học. Đây là cơ cấu não bộ của riêng mỗi người, các bạn nên linh động thay đổi sao cho phù hợp.

Tóm lại, theo tôi, nếu xem việc học nhẹ nhàng, vui vẻ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Tiếng Anh cũng giống như các môn học khác, muốn thấm sâu, thấm lâu thì cần phải có một thời gian đầu tư nhất định. Đừng quá nôn nóng vội vã mà hãy lên kế hoạch cho việc học của mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và quyết tâm thực hiện thật gắt gao. Sau một thời hạn nhất định, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với kết quả mình đạt được. Chúc các bạn thành công! (ST)

Các bạn nghĩ sao? Hay đấy chứ!

HỌC TỐT TIẾNG ANH: ĐỌC & VIẾT

Một số kỹ năng học tốt môn Đọc và Viết Tiếng Anh: Reading and Writing

Reading: Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách dùng từ, chơi chữ, văn phong của tác giả. Đọc nhiều chuyên mục, lĩnh vực, tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thường dùng trong đời sống hằng ngày. Reading giúp ích rất nhiều cho Writing, vì thế nếu có thời gian, nên dành 1/2g mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh!

Writing: Viết nhật ký bằng tiếng Anh là một cách học hay và có kết quả. Muốn giỏi viết thì ko có cách nào khác hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. Mình bình thường thì chỉ cần 3 lần cũng tốt rồi! Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi.

Ngữ pháp rất quan trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng rất quan trọng, chú ý không sai chính tả.

Ngoài ra muốn văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình muốn nói.

Quy tắc 1-2-3 là một quy tắc rất hay! Nếu chưa nghĩ ra 3 ý để phát triển bài văn thì khoan hãy viết! Và vì 3>1 nên ý hay nhất nên để dành nói sau cùng ("save the best for the last"!) ST

Friday 9 October 2009

HỌC TỐT TIẾNG ANH

ĐỂ HỌC TỐT MÔN NÓI- SPEAKING

Speaking: Listening và Speaking liên quan mật thiết với nhau. Một người nghe hỏi mà ko hiểu thì làm sao có thể trả lời được? Vậy nên chuẩn bị từ vựng cho tốt là vô cùng cần thiết. Ngữ pháp theo tôi không quan trọng lắm!

Dĩ nhiên nói đúng ngữ pháp sẽ khiến người nghe dễ hiểu hơn và thể hiện trình độ của người nói hơn. Tuy nhiên lưu ý ngôn ngữ nói có ngữ pháp riêng của nó. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ pháp trong ngôn ngữ nói rất đa dạng, uyển chuyển. Ta có thể nói chỉ một từ người nghe cũng hiểu được, ko cần lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh.

Như vậy tóm lại Speaking cần 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng!

Nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế ta đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai riết thành quen, sau này khi muốn sửa lại sẽ rất khó! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước ngoài bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt!-sưu tầm

Wednesday 7 October 2009

MỘT SỐ KĨ NĂNG HỌC TỐT TIẾNG ANH

Đây là kinh nghiệm học tiếng anh môn Listening rất hữu ích.

Listening: Thường xuyên nghe đài BBC. Siêng nữa thì thu băng lại để nghe kỹ nhiều lần: lần đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu toàn câu, điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều, việc luyện Listening theo tôi ko đến nỗi quá khó.

Thư giãn thì nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Cũng có khi nghe chỉ để thưởng thức âm nhạc, nhưng việc chú ý đến nội dung, theo tôi, là rất quan trọng. Nếu không dễ xảy ra tình trạng thích bài nhạc nào đó, hát nghêu ngao mà không cần biết nội dung như thế nào, người khác nghe được sẽ cười cho!!!

Nếu có thời gian rảnh hơn thì thu băng giọng mình nói, một dạng kiểu "spoken diary", cũng khá thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình.

(Sưu tầm)